Kinh nghiệm xin visa Ấn Độ từ A đến Z đảm bảo thành công

Đất nước Ấn Độ luôn là điểm đến được nhiều du khách Việt Nam yêu thích và mong muốn đặt chân đến khám phá ít nhất một lần trong đời. Ở đây không chỉ nổi tiếng với những món ăn truyền thông hấp dẫn mà còn là vùng đất của những tín đồ Phật giáo. Và muốn đến Ấn Độ, điều quan trọng không thể thiếu chính là cầm trên tay thẻ visa. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn toàn bộ kinh nghiệm xin visa Ấn Độ đầy đủ và chi tiết, giúp bạn thành công du lịch đến đất nước xinh đẹp này!

Visa Ấn Độ có bao nhiêu loại? Thời hạn mỗi visa bao lâu?

Nếu không tìm hiểu kỹ, nhiều người thường nhầm lẫn giữa các loại visa Ấn Độ khác nhau. Chính phủ Ấn Độ phân chia các loại visa dựa vào mục đích mà du khách nước ngoài nhập cảnh. Ấn Độ có 3 loại visa phổ biến bao gồm:

Visa du lịch 1 năm nhiều lần (1 year multiple entry Tourist Visa): Người Việt Nam nói riêng và một số nước khác nói chung khi sử dụng visa này được phép đến Ấn Độ với mục đích du lịch nhiều lần trong một năm. Hiệu lực của visa kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2017. Thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày/lần nhập cảnh.

Visa du lịch 5 năm nhiều lần (5 year multiple entry Tourist Visa): Loại visa này cho phép người Việt Nam nhập cảnh đến Ấn Độ với mục đích du lịch nhiều lần, thời hạn của visa kéo dài 5 năm. Du khách có thể lưu trú tối đa 90 ngày/lần nhập cảnh.

Visa Ấn Độ có 3 loại cơ bản phổ biến nhất
Visa Ấn Độ có 3 loại cơ bản phổ biến nhất

Double Entry e-Tourist visa: Du khách sử dụng visa này để đi du lịch, thăm người thân họ hàng hoặc dùng cho mục đích thương mại. Khác với 2 loại visa trên, visa này chỉ cho phép du khách nhập cảnh Ấn Độ không quá 2 lần, thời hạn tối đa cho mỗi lần nhập cảnh cũng ngắn hơn, 60 ngày/lần.

Kinh nghiệm xin visa Ấn Độ – Hồ sơ xin visa Ấn Độ gồm những gì?

Điều mà nhiều bạn thắc mắc nhất khi hỏi về kinh nghiệm xin visa Ấn Độ chính là bộ hồ sơ phải có những giấy tờ gì. Mỗi loại visa sẽ có yêu cầu khác nhau nhưng bộ hồ sơ của mọi visa Ấn Độ đều có những thứ sao:

  • 01 bản Visa Application Form
  • Hai tấm ảnh thẻ phông nền trắng chụp gần đây nhất, kích thước 5cm x 5cm
  • Hộ chiếu gốc (để đối chiếu) và hộ chiếu photo (còn hiệu lực 06 tháng kể từ ngày dự kiến rời khỏi Ấn Độ và còn ít nhất 02 trang trống)
  • Vé máy bay và xác nhận booking khách sạn
  • Xác nhận số dư tài khoản cá nhân ít nhất 100.000.000 VNĐ

Lưu ý:

  • Theo quy định của Ấn Độ, từ ngày 01/05/2018, khi làm hồ sơ xin visa nhập cảnh cần bổ sung dấu sinh trắc học (tức đặc điểm khuôn mặt và dấu vân tay).  Nếu bạn visa Ấn Độ dạng điện tử thì việc chụp sinh trắc học sẽ được thực hiện khi bạn nhập cảnh ở Ấn Độ.
  • Nếu bạn xin visa với mục đích thương mại, công tác, bộ hồ sơ cần bổ sung hợp đồng lao động, thư cử đi công tác, thư mời của đối tác,….
  • Ảnh thẻ 5x5cm yêu cầu phải: nhìn thấy rõ khuôn mặt chiếm 60-70% diện tích ảnh và nằm giữa khuôn hình, thấy rõ 2 tai, cổ, vai, mắt mở to, phông trắng, màu áo không trùng với màu nền. Ảnh không có hoa văn đặc biệt.

Tùy theo yêu cầu của Lãnh Sự Quán mà bộ hồ sơ của bạn sẽ cần phải bổ sung các tài liệu, giấy tờ khác hoặc từ chối cấp visa mà không có giải thích về lý do.

Những loại giấy tờ không thể thiếu khi xin visa Ấn Độ

Tùy theo từng loại visa, mục đích nhập cách và yêu cầu của Đại sứ quán mà mỗi bộ hồ sơ của mỗi người sẽ đều khác nhau. Tuy nhiên, chứng từ chứng minh nhân thân, chứng từ chứng minh nghề nghiệp và lịch trình di chuyển cụ thể khi nhập cảnh vào Ấn Độ là những thứ mà bạn không thể thiếu.

Chứng từ chứng minh nhân thân

Chứng từ chứng minh nhân thân là thứ không thể thiếu và là điều quan trọng nhất khi bạn muốn có tấm visa Ấn Độ. Những loại giấy tờ này khi còn hiệu lực pháp luật được dùng để xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của bạn như: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con,… Giả sử trong trường hợp bạn gặp tình huống xấu ở Ấn Độ, những thông tin này sẽ giúp chính phủ Ấn Độ giúp đỡ bạn quay về Việt Nam một cách an toàn và đúng pháp luật. Hồ sơ chứng minh nhân thân bao gồm:

  • Mẫu đơn xin cấp visa đi Ấn Độ theo mẫu của Đại Sứ Quán. Bạn cần điền tờ khai online theo link https://bit.ly/2cLWQwy rồi in ra và nộp kèm với bộ hồ sơ xin visa.
  • 2 ảnh thẻ chụp chân dung không quá 3 tháng, kích thước 5x5cm, nền trắng, tóc được vuốt lên cao, thấy rõ mặt và hai bên tai, không mang kính.
  • Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng và còn trang trắng để đóng dấu visa. Nếu có hộ chiếu cũ thì phải nộp cùng với hồ sơ.
  • Bản sao sổ hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh có chứng thực.
  • Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân: giấy kết hôn, giấy ly hôn hoặc giấy xác nhận độc thân.
  • Sơ yếu lý lịch được địa phương công chứng, đóng dấu xác nhận.

Chứng từ chứng minh nghề nghiệp

Đây là loại giấy tờ thể hiện tình trạng nghề nghiệp hiện tại của bạn ra sao, có ổn định không hay bấp bênh (để tránh trường hợp xin visa du lịch sang Ấn Độ nhưng ở lại bất hợp pháp để tìm việc). Nếu bạn chứng minh được mình đang có công việc tốt ở Việt Nam sẽ có cơ hội đậu visa cao hơn vì bạn thể hiện rằng mình sẽ quay về nước khi chuyến đi kết thúc. Tùy theo tính chất công việc mà các loại giấy tờ có yêu cầu khác nhau. Cụ thể:

Chứng minh được khả năng tài chính giúp tỷ lệ đậu visa Ấn Độ cao hơn
Chứng minh được khả năng tài chính giúp tỷ lệ đậu visa Ấn Độ cao hơn

Xem ngay kinh nghiệm du lịch Ấn Độ hữu ích TẠI ĐÂY

  • Người lao động: Giấy phân bổ chức vụ hoặc hợp đồng lao động cùng bảng lương 3 tháng gần nhất (được công ty xác nhận), đơn xin nghỉ phép đi du lịch.
  • Chủ doanh nghiệp: Chứng nhận đăng ký kinh doanh, đơn nộp thuế trong 3 tháng gần nhất, số dư tài khoản của công ty (được ngân hàng đóng dấu xác nhận).
  • Học sinh/sinh viên: thẻ học sinh/sinh viên, giấy xin phép nghỉ học để đi du lịch Ấn Độ được nhà trường đồng ý.
  • Người đã nghỉ hưu: Thẻ hưu trí, sổ nhận lương hưu, sổ hưu trí (có xác nhận của địa phương).
  • Chứng từ chứng minh tài chính (Đây không phải là yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn chứng tỏ được khả năng tài chính của bản thân dư giả, đủ chi trả cho chuyến đi, không cần bỏ công việc ở Việt Nam để nhập cư bất hợp pháp sẽ giúp gia tăng khả năng đậu visa Ấn Độ của mình). Bạn cần chuẩn bị nản sao kê sổ tiết kiệm có ít nhất 4.000 USD và phải gửi ít nhất 3 tháng tính tới ngày nộp đơn. Các loại giấy tờ sở hữu tài sản khác như: trái phiếu, cổ phiếu, giấy chứng minh quyền sử dụng đất, giấy tờ xe ô tô,…

Giấy tờ lịch trình chuyến đi

Đây là loại giấy tờ thể hiện bạn đến Ấn Độ với mục đích du lịch hợp pháp, có sự chuẩn bị trước kỹ càng. Nếu không cho thấy những địa điểm bạn định đến, khách sạn bạn định ở thì Đại sứ quán có thể nghi ngờ khi bạn nhập cư vào Ấn Độ sẽ ở chui để làm việc bất hợp pháp. Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Lịch trình khi du lịch ở Ấn Độ (ở khách sạn nào, thời gian bao lâu, tham quan địa điểm gì, ăn món gì,…)
  • Vé máy bay 2 chiều Ấn Độ – Việt Nam
  • Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn
  • Nếu bạn được bảo lãnh đi Ấn Độ, bạn cần bổ sung thêm thư mời và thông tin của người bảo lãnh.

Nộp visa Ấn Độ ở đâu?

Nếu bạn không làm visa Ấn Độ điện tử, bạn cần gửi hoặc nộp bộ hồ sơ đến địa chỉ của Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Ấn Độ theo địa chỉ sau:

1. Đại sứ quán Ấn Độ ở Hà Nội:

  • Địa chỉ: 58-60 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3824 4989

Thời gian làm việc: 9:30 – 12:30

2. Tổng lãnh sự Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: 55 Nguyễn Đình Chiểu, 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3823 7050

Thời gian làm việc: 08:30 – 17:00

Lưu ý: Nếu hộ khẩu của bạn thuộc khu vực từ miền Bắc đến Đà Nẵng thì phải nộp hồ sơ ở địa chỉ Đại sứ quán Hà Nội. Những trường hợp còn lại nộp ở địa chỉ Tổng lãnh sự quán thành phố Hồ Chí Minh.

Lệ phí xin visa Ấn Độ bao nhiêu?

Câu hỏi thường được thắc mắc nhiều nhất khi tìm hiểu về kinh nghiệm xin visa Ấn Độ chính là lệ phí. Đối với công dân Việt Nam, lệ phí xin visa Ấn Độ được quy định khác nhau tùy theo loại visa mà bạn đăng ký, cụ thể như sau:

  • Visa du lịch ngắn hạn: 103 USD (khoảng 2,388,967 VND)
  • Visa kinh doanh ngắn hạn: 123 USD (khoảng 2,852,844 VND)
  • Visa hội nghị: 83 USD (khoảng 1,925,090 VND)
  • Visa du lịch từ 1-5 năm (nhiều lần): 200 USD (khoảng 4,638,770 VND)
  • Visa kinh doanh 1-5 năm (nhiều lần): 250 USD (khoảng 5,798,462 VND)

Lưu ý: Bạn phải nộp phí làm visa Ấn Độ bằng tiền mặt đơn vị đô la, không chấp nhận thanh toán bằng thẻ và tiền VND.

Thời gian xin visa Ấn Độ mất mấy ngày?

Thời gian công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nhận kết quả visa Ấn Độ thông thường là trong vòng 5 ngày nếu trường hợp bộ hồ sơ không có vấn đề gì và bạn không phải bổ sung giấy tờ. Đại sứ quán sẽ gửi về địa chỉ thư email mà bạn đã khai báo kết quả. Nếu đậu visa, bạn đem visa đó in ra giấy và nộp cho người làm thủ tục khi nhập cảnh vào Ấn Độ, xuất trình với nhân viên hải quan khi đi qua cửa hải quan ở cửa khẩu sân bay.

Kết quả của visa Ấn Độ thông thường mất từ 3 - 5 ngày
Kết quả của visa Ấn Độ thông thường mất từ 3 – 5 ngày

Trong trường hợp bạn bị từ chối cấp visa Ấn Độ, Đại sứ quán sẽ gửi trả lại hộ chiếu của bạn trong vòng 1 tuần kể từ ngày gửi thông báo, đồng thời không nêu lý do từ chối. Nếu là visa du lịch, visa lao động và visa kết hôn thì thời gian có thể lâu hơn. Tùy theo mục đích nhập cảnh, có thể Đại sứ quán yêu cầu bạn bổ sung giấy tờ mới và tham gia phỏng vấn thì thời gian cấp visa sẽ kéo dài hơn. Nếu cần thị thực khẩn cấp trong cùng ngày hoặc ngày làm việc tiếp theo, bạn cần nộp thêm 100 USD tiền lệ phí. Một mẹo nếu bạn xin visa Ấn Độ online thì nên tránh làm hồ sơ vào ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ.

>> Xem thêm:

Lưu ý khi xin visa Ấn Độ

  • Visa Ấn Độ có thời hạn hiệu lực bắt đầu từ ngày cấp, không phải ngày nhận kết quả. Vì thế, bạn nên lưu ý để sắp xếp lịch trình cho thích hợp.
  • Đơn xin visa Ấn Độ bắt buộc phải khai đầy đủ, rõ ràng được viết bằng chữ in hoa, mực xanh.
  • Sau 2 tháng rời Ấn Độ, bạn mới đủ điều kiện tiếp tục nhập cảnh lần tiếp theo.
  • Visa diện du lịch Ấn Độ phải xin lại visa mới khi hết hạn, không được phép gia hạn
  • Trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh, bạn bắt buộc phải đăng ký tạm trú tại địa phương đối với diện visa du học, công tác hay làm việc 6 tháng nhiều lần.
  • Nếu hồ sơ của bạn bị thiếu hoặc cần bổ sung, chỉnh sửa  thông tin mới, thời gian làm visa có thể sẽ lâu hơn dự tính.

Kinh nghiệm xin visa Ấn Độ – Mẹo trả lời phỏng vấn tốt nhất

Trong một số trường hợp, Đại sứ quán có thể gọi bạn để tham gia thêm vòng phỏng vấn trước khi đưa ra kết quả cuối cùng. Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bạn sẽ chờ đợi ở nhà để nhận kết quả. Buổi phỏng vấn trực tiếp này có ảnh hưởng khá lớn đến việc bạn đậu hay rớt visa. Vì thế đừng quên “ghi điểm” bằng những mẹo này nhé:

Trang phục, tác phong khi đi phỏng vấn

Bạn nên mang trang phục lịch sự, gọn gàng, kín đáo, không hở hang, màu sắc trang nhã và tránh những màu nổi. Vì nó không chỉ giúp bạn tự tin hơn, không phải lo lắng xảy ra sự số mà còn thể hiện sự tôn trọng với người phỏng vấn, cho thấy bạn nghiêm túc muốn nhận được tấm visa này.

Ngay khi vào phòng, bạn hãy tỏ thái độ tôn trọng, điềm đạm và vui vẻ với người phỏng vấn và người phiên dịch bằng cách chào nhẹ nhàng và nở nụ cười tươi. Đừng quá căng thể khiến khuôn mặt trông dữ tợn, thiếu sự thiện cảm. Hãy bình tĩnh, tự tin khi trả lời. Nói chậm rãi, dứt khoát, đúng trọng tâm câu hỏi và không vòng vo. Đừng quên giao tiếp bằng mắt với người hỏi. Nếu nghe không rõ, bạn tuyệt đối không nên đoán mò mà phải hỏi lại. Chỉ cần bạn trò chuyện lưu loát sẽ cho thấy bản thân có sự chuẩn bị và đang không dấu giếm bất cứ điều gì.

Khi phỏng vấn xong hãy chào hỏi lần cuối và không nên nở nụ cười tươi. Điều này chắc chắn sẽ là điểm cộng lớn để Đại sứ quán nhớ về bạn với ấn tượng tốt. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả visa. Hãy cố gắng gây thiện cảm với người phỏng vấn ngay giây phút đầu tiên cho đến giây phút cuối cùng.

Khả năng tài chính

Đại sứ quán muốn kiểm tra bạn thật sự có đủ khả năng chi trả cho chuyến đi và có khả năng cao sẽ ở lại Ấn Độ hay là về nước. Nếu trong buổi phỏng vấn bạn cung cấp chính xác, đầy đủ những thông tin này khớp với giấy tờ trong bộ hồ sơ thì khả năng đậu sẽ cao. Ngược lại, khi thông tin sai lệch, họ có quyền nghi ngờ bạn không trung thực, có ý đồ khác ngoài mục đích du lịch. Bạn có thể sẽ gặp những câu hỏi như:

  • Làm việc ở công ty nào, chức vị là gì?
    Thu nhập hàng tháng là bao nhiêu?
    Sổ tiết kiệm có bao nhiêu tiền?
  • Có tài sản khác như đất, vàng, chứng khoán hay không?

    Tác phong và trang phục khi phỏng vấn xin visa Ấn Độ là điều rất quan trọng
    Tác phong và trang phục khi phỏng vấn xin visa Ấn Độ là điều rất quan trọng

Trên đây là toàn bkinh nghiệm xin visa Ấn Độ đầy đủ từ A-Z, giúp bạn không còn bỡ ngỡ khi phải chuẩn bị quá nhiều loại giấy tờ. Hy vọng rằng ngoài những thông tin cơ bản về thời gian, địa điểm nộp hồ sơ, lệ phí, những giấy tờ không thể thiếu và mẹo nhỏ khi phỏng vấn sẽ giúp bạn nhận được tấm visa mơ ước. Đừng quên theo dõi nhiều bài viết lý thú khác sắp tới nhé!