Bài Phát Biểu của Tổng Lãnh Sự Ấn Độ Bà Smita Pant
Khai mạc Triển lãm ảnh “Việt Nam – Ấn Độ: vì Hoà bình và Phát triển” Bảo tàng Cần Thơ
10/03/2016
Tôi rất hạnh phúc khi được ở đây cùng với quý vị để khai mạc cuộc triển lãm “Ấn Độ và Việt Nam – vì Hòa bình và Phát triển” tại Bảo tàng Cần Thơ. Chúng tôi quyết định tổ chức triển lãm này tại bảo tàng Cần Thơ vì một thực tế rằng Cần Thơ là một tỉnh thành rất gần gũi trong trái tim của tôi. Tôi xin cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân, Sở VH-TT-DL và Sở Ngoại vụ Cần Thơ đã đồng tổ chức triển lãm này. Tôi xin cảm ơn Phó Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Ông Trương Quang Hoài Nam đã đồng khai mạc triển lãm này với tôi. Tôi mong đợi sẽ được tham dự vào các hoạt động văn hóa và thương mại của Thành phố Cần Thơ trong tương lai.
Ấn Độ – Việt Nam là một mối quan hệ độc đáo, với những nét tương đồng về văn hóa, con người kinh tế bắt đàu từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Vết tích của những sự tương tác xưa cũ và tình hữu nghị này hiện vẫn còn được tìm thấy ở Việt Nam. Chúng ta tìm thấy tiếng nói chung trong các mục tiêu chính trị và đã hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh cho tự do và hòa bình. Ấn Độ đã giành được tự do thông qua một cuộc đấu tranh bất bạo động và Việt Nam là thông qua sức mạnh của tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm và khả năng phục hồi. Nhân dân Ấn Độ và các đảng đảng phái chính trị đã hỗ trợ một cách đầy đủ nhất và cất lên tiếng nói của mình về phong trào dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Hôm nay chúng ta có một mối quan hệ đối tác chiến lược đa phương trong tất cả các lĩnh vực như quốc phòng, thương mại và đầu tư, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, khoa học & công nghệ và trao đổi nhân sự. Chúng ta là hai trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong thế giới, được ưu đãi với lực lượng dân số trẻ, năng động và có những cam kết chính trị hướng đến tăng trưởng và phát triển.
Thế hệ thanh niên của hai nước chúng ta đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hơn nữa sự hợp tác ngày càng phát triển này. Thông qua triển lãm này, tôi sẽ kêu gọi họ hãy luôn nhớ về khía cạnh này lịch sử quan trọng này của mối quan hệ giữa chúng ta và hãy cùng phát huy tinh thần của tình hữu nghị này. Đây là những hình ảnh được thu thập từ nhiều tổ chức khác nhau, khắc hoạ sự sâu sắc của tình hữu nghị hai nước.
Ngày hôm nay khi chúng ta khai mạc triển lãm này tại Bảo tàng Cần Thơ, tôi cũng xin bày tỏ lòng tôn kính của tôi với Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân năm kỷ niệm 126 ngày sinh của người, người mà cũng được biết đến như Bác Hồ ở Ấn Độ, và sẽ luôn có một nơi ấm áp trong trái tim của nhân dân chúng tôi. Hằng năm, kỷ niệm ngày sinh của ông đều được tổ chức với sự hưởng ứng lớn ở Ấn Độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật truyền cảm hứng trên vũ đại thế giới. Lòng yêu nước và tinh thần lãnh đạo dũng cảm của Người đã mang đến cho người sự ngưỡng mộ của nhân dân từ khắp các châu lục trên thế giới. Tại Ấn Độ, Người sẽ luôn có một vị trí đặc biệt trong trái tim của nhân dân chúng tôi.
Kính thư quý vị, trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 11 ngày tới Ấn Độ vào năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến Ấn Độ như “người anh em Ấn Độ” và “tình hữu nghị bền vững của người dân Ấn Độ và nhân dân Việt Nam”. Quan điểm này được duy trì, tôn thờ và xây đắp qua lại cho đến ngày hôm nay – với đúng tinh thần của ngày trước. Tôi mong rằng sự gắn bó trong tình huuwx nghị của chúng ta và mối quan hệ đối tác chiến lược sẽ tiếp tục gặt hái được những đỉnh cao mới.
Tôi rất hy vọng quý vị sẽ yêu thích cuộc hành trình của tình bạn và tình hữu nghị giữa hai nước. Tôi xin kết luận tinh thần của của cuộc triển lãm này thông qua những dòng thơ của Bác Hồ viết tặng Bác Nehru:
Khi tôi phấn đấu, anh hoạt động,
Anh phải vào lao, tôi ở tù;
Muôn dặm vời xa chưa gặp mặt,
Không lời mà vẫn cảm thông nhau.
Đôi ta cảnh ngộ vốn không khác,
Cảnh ngộ giờ đây khác bội phần;
Tôi, chốn lao tù người bạn hữu,
Anh, trong gông xích bọn cừu nhân.