Nhắc đến Ấn Độ, trong tiềm thức của chúng ta đây là một quốc gia nổi tiếng với nhiều công trình lăng tẩm nổi tiếng và những địa điểm vui chơi đồ sộ, nguy nga. Văn hóa Ấn Độ là nguồn tác động không nhỏ đến châu Á nói riêng và nhiều nước ở các châu Lục khác nói chung. Ngoài ra, nền ẩm thực phong phú và đa dạng của đất nước này cũng là điều thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Thế nhưng, Ấn Độ cũng là một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới. Bạn có biết kinh tế Ấn Độ đứng thứ mấy thế giới? Đất nước này hiện nay đang có bao nhiêu tỷ phú, triệu phú USD? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Ấn Độ nằm ở nơi nào trên trái đất?
Ấn Độ là một quốc gia cộng hòa nằm ở khu vực phía Nam của châu Á. Đây là một đất nước có diện tích lãnh thổ rộng thứ 7 trên thế giới là 3.287.263,00 km2 và không bao gồm các lãnh thổ tranh chấp, tiếp giáp với rất nhiều đất nước, đại dương như phía Nam giáp với Ấn Độ Dương, phía Tây – Nam giáp biển Ả Rập, phía Đông – Nam giáp vịnh Bengal. Ấn Độ có chung đường biên giới với 10 nước: Pakistan, Trung Quốc, Nepal, Bhutal, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives, Indonesia và Thái Lan.
Tính đến tháng 12 năm 2021, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới với dân số là hơn 1,400 tỷ người. Trước khi muốn biết kinh tế Ấn Độ đứng thứ mấy thế giới, ta cần biết thiên nhiên đã ưu ái đất nước này những tài nguyên phong phú nào. Nhờ diện tích rộng lớn và nguồn nhân lực dồi dào, Ấn Độ có nền nông nghiệp phát triển từ rất sớm từ thời kỳ văn minh thung lũng Indus.
Ấn Độ là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích cây trồng cao nhất, nhờ đó tạo điều kiện để kinh tế phát triển, đóng góp lớn cho GDP đất nước. Năm 2018, ngành nông nghiệp của Ấn Độ đóng góp 17% và GDP đất nước và sử dụng đến hơn 50% lực lượng lao động. Các mặt hàng nông sản của Ấn Độ được xuất khẩu đến 120 quốc gia, nổi bật là Mỹ, EU, Đông Nam Á và Trung Đông.
Ấn Độ sở hữu đường bờ biển dài 7.517 kilomet và được bồi đắp bởi rất nhiều con sông lớn trên thế giới. Đồng bằng Ấn Hằng nằm giữa vừa rộng lớn vừa bằng phẳng. Nhờ được sông Ấn – sông Hằng bắt nguồn từ dãy núi Himalaya bồi đắp nên nông nghiệp lại càng có điều kiện để phát triển. Các con sông nước vừa có giá trị thủy điện, cung cấp nước sinh hoạt, giao thông vừa tạo ra phong cảnh tuyệt vời. Ngoài ra, Ấn Độ còn nhiều địa hình biển, đảo (đảo Lakashadweep, quần đảo Andaman, Nicobar), giúp ngành hàng hải, cảng đánh bắt nuôi trồng hải sản và du lịch biển càng thuận lợi.
Vì thế, chỉ cần nhìn vào những điều kiện thiên nhiên thuận lợi thì hầu hết phần nào đoán được kinh tế Ấn Độ đứng thứ mấy thế giới. Khoáng sản cũng là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hàng đầu của Ấn Độ. Ngành công nghiệp này hiện đnag chiếm 11% GDP công nghiệp trong nước và khoảng 25% tổng GDP. Ấn Độ có trữ lượng than khổng lồ đứng lớn thứ 4 thế giới. Bên cạnh các quốc gia sản xuất than hàng đầu như Chhattisgarh, Odisha, Ấn Độ cũng là nhà sản xuất than lớn thứ hai trên thế giới.
Ở Ấn Độ có có hơn 3100 mỏ than, trong đó có hơn 550 nguồn khoáng sản nhiên liệu, hơn 560 nguồn khoáng sản kim loại và hơn 1970 nguồn khoáng sản phi kim loại. Đây cũng là một trong những nhà máy sản xuất quặng sắt lớn trên thế giới, chỉ xếp thứ 3 sau sau Úc và Brazil. Ước tính trữ lượng quặng sắt khổng lồ tại đất nước tỷ dân này là 9, 602 triệu tấn. Tamil Nadu, Rajasthan, Kerala, Andhra Pradesh, Maharashtra, Goa, Odisha, Jharkhand, Karnataka là những khu vực sản xuất sắt chính ở Ấn Độ
Kinh tế Ấn Độ đứng thứ mấy trên thế giới?
Năm 2016
Để trở thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới như hiện nay, Ấn Độ phải phát triển đa dạng các ngành và lĩnh vực như thủ công nghiệp, nông nghiệp, dệt, chế tạo, du lịch và nhiều ngành dịch vụ khác. Các lĩnh vực như hàng không, viễn thông, đóng tàu, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nano,… cũng đang có mức tăng trưởng cao, thể hiện tiềm năng lớn mạnh.
Vào năm 1980, nền kinh tế Ấn Độ đạt 189,438 tỷ đô la, đứng thứ 13 trong danh sách toàn cầu. Tính đến tháng 6/2026, theo bảng xếp hạng 10 nền kinh tế giàu có nhất thế giới của công ty nghiên cứu thị trường New World Wealth (NWW), Ấn Độ xếp vị trí thứ 7. Vượt qua nhiều nước phát triển, vị trí này của Ấn Độ khiến thế giới kinh ngạc nhờ tốc độ phát triển thần kì.
Theo báo cáo của NWW, lý do khiến giúp Ấn Độ lọt vào danh sách là nhờ dân số đông. Dữ liệu được tính toán liên quan đến tổng sản phẩm ròng quốc gia (sau khi đã trừ khấu hao), trong đó bao gồm bất động sản, tiền mặt, cổ phiếu, tiền lãi. Tài sản đó phải thỏa mãn điều kiện thấp hơn các khoản nợ, và không tính các nguồn quỹ vay từ chính phủ. Giá trị nền kinh tế Ấn Độ ước tính khoảng 5.600 tỉ USD Mỹ. Vậy là bạn đã biết nền kinh tế Ấn Độ đứng mấy thế giới trong năm 2016 rồi đúng không nào?
Năm 2018
Theo báo cáo của IMF’s World Economic Outlook Database, GDP danh nghĩa của Ấn Độ (tổng sản phẩm quốc nội) đạt 2,61 nghìn tỷ đô la. GDP Ấn Độ (tổng sản phẩm quốc nội dựa trên định giá sức mua tương đương: PPP) là 9,45 nghìn tỷ đô la. Vượt qua Pháp, Ấn Độ vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới và được dự đoán là vượt qua Anh vào năm 2019. Vì dân số Ấn Độ đông khiến cho bình quân GDP đầu người giảm xuống chỉ còn 1982 đô la.
Nếu so sánh GDP về ngang sức mua, Ấn Độ xếp vị trí thứ 3. Tốc độ phát triển nhanh chóng và đáng nể này của Ấn Độ là nhờ ngành sản xuất và dịch vụ nổi lên mạnh mẽ, bên cạnh ngành nông nghiệp đã hình thành và không ngừng lớn mạnh từ lâu. Ngoài ra, tầng lớp trung lưu của Ấn Độ ngày càng gia tăng và nhân khẩu học thuận lợi cũng là yếu tố giúp Ấn Độ trở thành cường quốc kinh tế lớn của thế giới.
Năm 2019
Năm 2019 là một năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Ấn Độ. Từ vị trí thứ 7 trong năm 2016, Ấn Độ vượt qua Anh và Pháp để vươn lên xếp hạng ở vị trí quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới (theo hãng thông tấn PTI). Dân số tăng nhanh cũng là thứ khiến cho GDP bình quân đầu người của Ấn Độ khá thấp so với các nước khác trong danh sách, chỉ là 2.170 USD/người. Theo tổ chức nghiên cứu Báo cáo dân số thế giới có trụ sở tại Mỹ, GDP năm 2019 của Ấn Độ là 2,94 nghìn tỷ USD. Phía sau là Anh và Pháp với con số lần lượt là 2,83 và 2,71 nghìn tỷ USD.
Về tổng sản phẩm quốc nội dựa trên định giá sức mua tương đương, quy mô GDP của Ấn Độ là 10,51 nghìn tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới, vượt qua Nhật Bản và Đức. Sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp là ba lĩnh vực quan trọng nhất của Ấn Độ. Trong đó, dịch vụ của Ấn Độ là ngành phát triển nhanh trên thế giới, chiếm 60% nền kinh tế và 28% việc làm. Như vậy, đáp án cho câu hỏi kinh tế Ấn Độ đứng thứ mấy thế giới không có con số cụ thể vì nó biến động theo từng năm. Trong năm 2019, Ấn Độ xếp vị trí thứ 5.
Nhờ thực hiện nhiều biện pháp, nhiều chiến lược nhằm kích thích môi trường kinh doanh đã giúp Ấn Độ vươn lên trở thành cường quốc kinh tế. Đầu tiên là chính phủ giảm kiểm soát chặt chẽ sự tham gia đầu tư của tư nhân, nước ngoài mà dần mở cửa thị trường, cải cách kinh tế. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công, giảm yêu cầu vốn tối thiểu, đơn giản hóa quy trình xin giấy phép,…
Năm 2020
Thế giới chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Ấn Độ trong mỗi năm. Tuy nhiên, dù vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới trong năm 2019 nhưng Ấn Độ lại tụt một bậc sau Anh trong năm 2020. Nguyên nhân là vì làn sóng dịch bệnh Covid-19 đã khiến giấc mơ siêu cường quốc kinh tế của Ấn Độ bị nhấn chìm. Ấn Độ là tâm dịch lớn thứ 2 thế giới với 6,3 triệu ca, 98.000 ca tử vong vào cuối tháng 9/2020. Vì các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư giảm mạnh kinh tế khủng hoảng nặng nề. Theo dự báo của IMF, Ấn Độ sẽ chưa thể giành lại vị trí thứ 5 cho tới tận năm 2023.
>> Xem thêm
Nhiều nhà máy dừng hoạt động, hàng chục triệu người lao động mất việc, chi tiêu cắt giảm. Ước tính, chỉ cần phong tỏa trong 1 tháng, Ấn Độ phải chịu thiệt hại 100 – 200 điểm cơ sở trong GDP năm. Theo số liệu công bố của Bộ Thống kê và Thực thi chương trình Ấn Độ, GDP theo giá cố định chỉ đạt khoảng 37,8 tỷ USD vào cuối tháng 8/2020. So với mức tăng trưởng dương 5,2% của cùng kỳ năm trước, đây là mức sụt giảm GDP mạnh nhất kể từ năm 1996. Trong các nền kinh tế lớn của thế giới, Ấn Độ cũng là quốc gia có mức giảm mạnh nhất.
Thông qua những khó khăn trong thời điểm đại dịch, Ấn Độ càng nhận ra khiếm khuyết lớn nhất trong quá trình vươn lên trở thành siêu cường quốc kinh tế là phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung ứng từ nước ngoài. Khi chuỗi cung ứng đứt gãy, kinh tế Ấn Độ gần như đóng băng, tê liệu. Đó cũng là lý do để chính Phủ nước này quyết liệt hơn trong chiến dịch “Ấn Độ tự cường” (Atmanirbhar Bharat) nhằm tạo thế vững chắc, chủ động trong hướng phát triển mới của kinh tế quốc gia.
Số lượng tỷ phú Ấn Độ hiện nay
Một trong những cách trả lời khác cho câu hỏi kinh tế Ấn Độ đứng thứ mấy thế giới là nhìn vào số lượng tỷ phú Ấn Độ hiện nay. Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế giảm 24% trong quý II/2020 nhưng khối lượng tài sản của những tỷ phú Ấn Độ vẫn tăng lên không ngừng. Nổi bật nhất là tài sản của tỷ phú giàu nhất Ấn Độ – Mukesh Ambani vẫn tăng 73% lên mức 88,7 tỷ USD.
Chuẩn bị bắt kịp Đức, số lượng tỷ phú trong năm 2017 của Ấn Độ là 119 người. Trong năm 2020, số lượng tỷ phú của Ấn Độ tăng thêm 40 người, nâng tổng số người trong danh sách này lên 177 người. Theo báo cáo xếp hạng tỷ phú toàn cầu của Hurun Global Rich List vào tháng 3/2021, Ấn Độ đứng thứ ba trong danh sách các quốc gia có nhiều tỷ phú nhất trên thế giới với tổng số 209 tỷ phú, bao gồm 32 người sống ở nước ngoài.
Điều đặc biệt là Ấn Độ lần đầu soán ngôi Đức, san bằng kỷ lục với Canada và chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc. Ước tính tổng tài sản của các tỷ phú này là 596 tỷ USD, tăng 283 tỷ USD so với năm 2020. 3 tỷ phú giàu nhất Ấn Độ hiện nay là:
Mukesh Ambani
Ông là chủ tịch của công ty tư nhân lớn nhất Ấn Độ – Reliance Industries. Tổng tài sản hiện nay của tỷ phú giàu nhất Ấn Độ 13 năm liên tiếp tăng thêm 37,3 tỷ USD lên mức là 84,5 tỷ USD nhờ cổ phiếu của Tập đoàn Reliance Industries tăng mạnh. Nguyên nhân là nhờ mảng kỹ thuật số của tập đoàn này vẫn huy động được hơn 20 tỷ USD từ các nhà đầu tư lớn như Facebook, Google, BP Plc.
Gautam Adani
Tỷ phú giàu thứ 2 Ấn Độ là ông trùm nắm giữ gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng, chủ tịch tập đoàn Adani – Gautam Adani. Bất chấp dịch bệnh, vị tỷ phú này vẫn có sự tăng trưởng kinh tế vượt trội, mua lại 74% cổ phần sân bay lớn thứ 2 Ấn Độ là Mumbai. Trong năm 2020, tài sản của ông tăng trưởng gấp đôi lên 32 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 48 trên thế giới.
Shiv Nadar
Xếp thứ 3 là ông trùm công nghệ Shiv Nadar với khối tài sản là 20,4 tỷ USD. Ông đã tăng 3 bậc so với năm ngoái nhờ cổ phiếu của hãng công nghệ lớn thứ 3 Ấn Độ – HCL Technologies tăng mạnh. Tháng 7 năm ngoái, ông đã nhường vị trí chủ tịch cho con gái Roshni Nadar Malhotra.
Radhakishan Damani
Ông chủ chuỗi tiêu thị Avenue Supermarts là tỷ phú giàu thứ 4 Ấn Độ với khối tài sản là 15,4 tỷ USD. Khi Ấn Độ áp dụng lệnh phong tỏa, 1,4 tỷ dân đổ xô đi mua nhu yếu phẩm để dự trữ. Vì thế, “ông vua bán lẻ” của Ấn Độ hưởng món lợi lớn, tiếp nhận một lượng khách hàng khổng lồ. Theo Bloomberg, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Radhakishan Damani tăng 11% lên 10,7 tỷ USD trong năm 2020, giá cổ phiếu của chuỗi siêu thị Avenue Supermarts tăng 24%.
Vị tỷ phú này hiện nay đang sở hữu 214 cửa hàng DMart trên khắp các thành phố của Ấn Độ. Ngoài ra, ông cũng nắm giữ cổ phần của nhiều công ty khác như hãng thuốc lá VST, nhà sản xuất xi măng India Cements, nhà sản xuất bia United Breweries.
Cyrus Poonawalla
Poonawalla là gia tộc giàu thứ 6 ở Ấn Độ hiện nay nhờ sản xuất vắc-xin đại trà. Ông chủ của Viện Huyết thanh tư nhân của Ấn Độ – Cyrus Poonawalla là người giàu thứ 5 Ấn Độ. Điều này không có gì lạ khi thế giới đang phải chống chọi với đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Tổng tài sản của ông tăng 26% lên 11,5 tỷ USD nhờ tham gia vào cuộc chạy đua vắc-xin.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nền kinh tế Ấn Độ đứng thứ mấy thế giới hiện nay. Bên cạnh ẩm thực, nền văn hóa đa bản sắc cùng nhiều địa điểm thú vị, Ấn Độ ngày càng chứng tỏ vị thế vững chắc của mình trên đấu trường quốc tế. Khi đại dịch đang dần được kiểm soát, hãy thử một lần du lịch đến đất nước rộng lớn này nhé. Bạn chắc chắn sẽ khám phá nhiều điều thú vị, bổ ích và có những giây phút trải nghiệm tuyệt vời. Đừng quên đón đọc nhiều bài viết lý thú khác sắp tới nhé!